Trận mưa lũ kéo dài trong hơn một tuần quét qua các tỉnh miền trung, cộng với hậu quả của hai cơn bão số 8 và 9 cuối tháng 11, không chỉ gây thiệt hại về người mà nhiều tài sản của người dân cũng bị cuốn trôi. Cấp ủy, chính quyền, các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân vùng ngập úng khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.


Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng tại nhiều điểm dọc theo sông Bồ và sông Hương, qua các địa phương của thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền. Trên tuyến đường giao thông nội thị sông Bồ, tại thị xã Hương Trà có điểm sạt lở dài hơn 60 m, tạo ra những hàm ếch. Tình trạng sạt lở còn xảy ra tại một số điểm khác như: sạt lở bờ sông Hương qua phường Hương Hồ với chiều dài 30 m, rộng 5 m; sạt lở ở 7 xã qua phường Hương Chữ chiều dài 200 m; 5 xã qua phường Hương An với chiều dài 150 m. Toàn huyện Quảng Điền có 32 ha rau màu và hoa cúc phục vụ Tết của người dân hai xã Quảng Thành và Quảng Thọ bị thiệt hại khá nặng. Mưa lũ cũng đã gây sạt lở, cuốn trôi hàng nghìn mét khối đất hai bên bờ sông Bồ, từ xã Quảng Phú đến Quảng An, nặng nhất là đoạn từ cầu Phú Lương B, đến cửa Ba Khẩu (xã Quảng An) với chiều dài hơn 1 km. Nhiều nhà dân sống hai bên bờ sông có nguy cơ bị mất nhà cửa, đất đai, cây cối...

Theo thông tin mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Quảng Nam, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho người dân ở các huyện: Thăng Bình, Phú Ninh và TP Tam Kỳ. Hậu quả là bốn người chết; gần 100 ha lúa, 876 ha hoa màu, 37 ha trồng hoa và cây cảnh bị thiệt hại; hàng chục tấn lương thực bị ẩm ướt; hơn 1,1 km đê bị sạt lở… Mưa lũ cũng làm khoảng 300 ha nuôi tôm ở huyện Núi Thành bị thiệt hại và hơn 60 tấn cá nuôi trên sông Bàn Thạch (TP Tam Kỳ) bị nước cuốn trôi… Tổng thiệt hại toàn tỉnh khoảng 126 tỷ đồng. Tag: Cong ty diet con trung

Tại Bình Định, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phan Xuân Hải cho biết: Tính đến chiều 15-12, mưa lũ đã làm 6 người chết; 10.149 nhà bị ngập, 7 nhà sập và 9 nhà bị hư hỏng nặng. Mưa lũ còn làm hơn 52 km đường giao thông bị sạt lở, 4 cầu bị sập, 18 cầu và 78 cống bị hư hỏng nặng; 8,3 km đê sông, 78,8 km kênh mương bị sạt lở; 177 đập bị cuốn trôi. Hơn 8.168 ha lúa đông xuân mới gieo sạ, 962 ha hoa màu bị ngập; 130.515 con gia cầm và 794 con gia súc bị chết; hàng trăm héc-ta đất lúa bị sa bồi thủy phá...

Trong khi đó, tại xóm Núi, thuộc thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã gần một tháng trôi qua, trước mặt chúng tôi, đất đá vẫn ngổn ngang; nhà cửa cột kèo chỏng chơ, xiêu vẹo. Hơn 300 hộ ở thôn Thành Phát đã trải qua những phút giây hãi hùng nhất trong đời khi chỉ trong một đêm có đến 11 người chết, hơn 130 căn nhà bị sập, hư hỏng nặng do mưa lũ gây sạt lở đất. Đến nay qua thống kê sơ bộ, toàn TP Nha Trang có tới cả nghìn hộ dân ở những địa điểm có nguy cơ lở núi. Trong số đó, đáng báo động nhất phải nói tới các xã Phước Đồng, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc; các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa. Chỉ tính riêng xã Phước Đồng đã có gần 1.000 hộ làm nhà ngay sát các chân núi cho nên nguy cơ rủi ro rất cao. Tag: Dich vu diet con trung

Còn theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Thuận, thiệt hại do bão, lũ xảy ra vừa qua trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 132 tỷ đồng, trong đó, nặng nhất là sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích bị thiệt hại 6.500 ha; khoảng 4.600 m hệ thống đê kè và bờ biển bị sạt lở. Huyện Bắc Bình là một trong các địa phương có diện tích cây trồng bị ngập rộng nhất với 4.150 ha, trong đó riêng lúa và hoa màu khoảng 2.900 ha; còn lại hơn 1.200 ha thanh long.

Ngay sau khi nước rút, các địa phương trong vùng ngập úng đã phân công cán bộ xuống cơ sở kiểm tra tình hình thiệt hại, sớm khắc phục hậu quả do thiên tai cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Long cho biết, những ngày qua, các cơ quan, tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm đã mang mì tôm, nước uống đến giúp người dân ở vùng lũ Tam Thăng (TP Tam Kỳ), Tam An, Tam Đàn (huyện Phú Ninh)... Mới đây, MTTQ tỉnh đã cử cán bộ đến thăm, chia sẻ mất mát và hỗ trợ hai gia đình ở TP Tam Kỳ có người thân chết do mưa lũ (mỗi gia đình 7 triệu đồng). Trước đó, MTTQ thành phố Tam Kỳ cũng đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân hai triệu đồng. Tag: Cong ty diet muoi

Tại vùng lũ các xã Tam An và Tam Đàn (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), ngay khi nước rút, chính quyền đã huy động lực lượng đoàn thanh niên trong xã cùng với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đồng loạt ra quân dọn dẹp nhà cửa, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy. Ngoài số thuốc, hóa chất và vật tư đã cấp trước đó, những ngày qua, ngành y tế tỉnh cũng đã cấp bổ sung thêm hóa chất Cloramin B cho các xã bị ngập lụt nặng để tập trung xử lý môi trường; đồng thời khuyến cáo người dân vùng lũ ăn ở vệ sinh, thực hiện “ăn chín, uống sôi”… để phòng ngừa một số dịch bệnh phát sinh sau lũ lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết…

Tại tỉnh Bình Định, đến chiều 15-12, vẫn có mưa trên diện rộng, mực nước các sông lớn đang dao động ở mức BĐ1. Cùng với việc triển khai phương án “bốn tại chỗ” để ứng phó với đợt mưa lớn, với phương châm không để người dân đói, rét, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định đã đến thăm, động viên và hỗ trợ 6 gia đình có người chết do mưa lũ ở các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. UBND huyện Hoài Ân chủ động cứu trợ 500 thùng mì gói và 300 lốc nước uống cho người dân các xã bị ngập sâu, giao thông chia cắt từ đêm 8-12. Huyện Hoài Nhơn tổ chức nhiều đoàn đến thăm hỏi, động viên, trao quà trị giá 2 triệu đồng và hỗ trợ 5,4 triệu đồng để gia đình lo hậu sự cho những người chết do mưa lũ. Huyện ủy Hoài Nhơn tặng gia đình anh Phạm Duy Quang (SN 1992, dân quân cơ động xã Hoài Thanh, đuối nước khi đang làm nhiệm vụ) sổ tiết kiệm 20 triệu đồng; Tỉnh đoàn trao Bằng khen cho đại diện gia đình vì thành tích dũng cảm của anh Quang trong thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả mưa lũ… Với các hộ có nhà bị sập, chính quyền địa phương bố trí ở tạm các gia đình người thân và làm thủ tục hỗ trợ xây dựng nhà mới ngay sau khi lũ rút, bảo đảm bà con có nhà mới kịp đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Về xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chúng tôi được Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hòa cho biết, ngay sau khi nước rút, chính quyền địa phương đã phối hợp các cơ quan chức năng của huyện tiến hành phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại các khu dân cư, nhất là tại các trường học trên địa bàn và tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đối với gần 500 ha lúa chuẩn bị cho thu hoạch bị mất trắng trong đợt ngập lụt vừa qua, bà con nông dân bắt đầu khôi phục lại sản xuất, hiện đang xuống giống sản xuất vụ đông xuân được khoảng 100 ha. Tại xã Phan Hòa, là xã thuần đồng bào dân tộc Chăm của huyện Bắc Bình, có hơn 700 ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch bị ngập, hầu hết bị mất trắng. Người dân địa phương đang tất bật trên đồng cắt lúa bị ngập úng để chuẩn bị xuống giống cho vụ đông xuân 2018 - 2019. Đồng thời, các địa phương đang lập danh sách những hộ nông dân bị thiệt hại để báo cáo lên tỉnh, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời có giải pháp hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

Nguồn: nhandan.com.vn/xahoi/item/38588402-don-suc-giup-nguoi-dan-bi-thien-tai-som-on-dinh-cuoc-song.html