Những chiếc đệm của gia đình bạn đang có nhiều bụi bẩn, và các vết bẩn cứng đầu nhưng vẫn đang loay không biết cách làm sạch đệm hiệu quả nhất, phải thực hiện như thế nào.
Trong suốt quá trình dài sử dụng đệm, không thể tránh được những vết bẩn như nước tiểu của trẻ nhỏ, mồ hôi của cơ thể tiết ra. Hoặc bụi bẩn từ trong không khí gây ra, khi gặp những vấn đề này thì cần phải thực hiện việc vệ sinh, làm sạch đệm một cách nhanh chóng, tránh gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng giấc ngủ của người dùng.



Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin sau đây, để được giải đáp cho vấn đề này, giúp cho chiếc đệm của gia đình luôn được đảm bảo khô thoáng và sạch sẽ.

Tháo rời, giặt toàn bộ các vật dụng ga đệm

Việc đầu tiên để làm sạch chiếc đệm mà người dùng cần phải làm đó là tiến hành tháo bỏ gối, áo bọc đệm và ga phủ ra khỏi đệm, để cho việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Sau đó mang những vật dụng này đi giặt, có thể ngâm với nước ấm hòa tan cùng bột giặt trong khoảng 15 phút, để cho bụi bẩn được loại bỏ hiệu quả.

Và có thể giặt bằng tay hoặc chế độ giặt máy nhẹ. Khi giặt và sấy kỹ lưỡng, sẽ mang lại tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, bụi bẩn đã xâm nhập vào bên trong. Nếu như máy giặt của gia đình bạn không có chế độ giặt bằng nước nóng và chế độ giặt, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt ở các cửa hàng.

Hướng dẫn làm sạch đệm

Loại bỏ bụi bẩn trên đệm

Dù cho bạn có sử dụng ga bọc cho đệm, nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc đệm bị bám bụi bởi trong không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó đệm thường xuyên bị bụi bẩn xâm nhập vào, việc hút bụi sẽ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, da chết, tóc rụng và một số loại vết bẩn khác. Khi dùng máy hút bụi để hút sạch đệm, người dùng nên sử dụng máy hút bụi có công suất lớn, có ống dài để có thể hút hết bụi bẩn trong những khu vực khe, rãnh, viền hoặc các góc khuất của đệm khó vệ sinh. Nếu nhà không có máy hút bụi, bạn có thể đem đệm ra nơi khô ráo, thoáng đãng để phơi và dùng gậy đập nhẹ.

Xử lý các vết bẩn trên đệm

Đối với những vết ố, vết bẩn: Để xử lý những vết ố, vết bẩn trên đệm bạn nên nhúng khăn bông vào dung dịch xà phòng đã pha loãng, để bắt đầu cọ sạch đệm sau đó đem phơi đệm dưới nơi có mái che hoặc chỗ thoáng gió để mau khô.

Đối với vết cà phê: Nếu chiếc đệm bị đổ cà phê vào, với màu sắc của loại đồ uống này khi dính vào đệm sẽ khiến cho vết bẩn hiện rất rõ lên đệm. Do đó ngay khi đánh đổ cà phê bạn hãy dùng khăn giấy để hút sạch cà phê càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn dùng chất tẩy quần áo dạng bột rắc lên vùng bị bẩn giữ nguyên như vậy và để trong vài phút rồi lau sạch là đã cho hiệu quả làm sạch lên tới 90%.

Đới với vết bẩn từ Socola: Nếu chẳng may bạn làm đổ socola lên đệm, thì không nên nóng vội lau đi luôn mà hãy để khô chỗ socola vừa bị đánh đổ, sau đó dùng dao cạo đi càng nhiều càng tốt.

Tiếp theo, hãy sử dụng bàn chải hoặc bàn chải đánh răng thấm một ít nước lau sàn và chà nhẹ khu vực có vết bẩn, tránh làm lây lan khu vực xung quanh. Cuối cùng dùng một miếng xốp để lau sạch xà phòng và cho đệm cuối cùng phun chất tẩy vết ố lên để làm sạch toàn bộ tấm đệm.

Đối với vết máu hay vết nước tiểu, hãy xử lý bằng cách đổ một ít nước oxy già lên vùng bị bẩn. Thấm vết bẩn bằng một miếng vải sạch ngay sau đó. Nếu không thấy tình hình khá hơn thì hãy đổ một ít nước giặt lên trực tiếp vết bẩn. Lưu ý chỉ nên tẩy vết máu với nước lạnh, không nên dùng nước nóng vì nước nóng sẽ càng làm vết bẩn bám chắc hơn, và khó làm sạch.

Khử mùi hôi trên đệm

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, và chúng thường xuyên tè dầm ra đệm khi đó sẽ để lại mùi hôi vô cùng khó chịu cho đệm, để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi này cũng có rất nhiều cách bằng các nguyên liệu khác nhau. Người dùng đệm có thể tham khảo qua những cách khử mùi hôi sau đây:

Sử dụng cồn: Những vật dụng cần phải chuẩn bị bao gồm nước, khăn khô mềm, chai cồn nhỏ, phấn rôm và dầu thơm. Các bước tiến hành để loại bỏ mùi hôi ngay khi bạn phát hiện trẻ tè dầm thì việc đầu tiên cần phải làm đó là dùng nước lạnh đổ vào vùng đệm trẻ tè. Sau đó, đặt một chiếc khăn khô và sạch lên vùng đệm ướt và ấn mạnh xuống để đệm để đẩy nước ra ngoài, chiếc khăn sẽ thấm bớt nước trong đệm.



Khi đệm đã ráo bớt nước, bắt đầu xịt một lượng nhỏ cồn lên phần đệm ướt, hoặc có thể dùng phấn rôm để thay thế cồn, sau đó để cho đệm khô tự nhiên là được.

Còn đối với trường hợp trẻ đã tè một lúc lâu, bạn mới phát hiện ra thì hãy xử lý bằng cách đổ nước vào vùng đệm mà trẻ tè ra, rồi đặt một chiếc khăn khô lên vùng đệm ướt và ấn mạnh để đẩy nước ra ngoài. Việc này cần phải thực hiện lặp lại nhiều lần để nhằm làm cho nước tiểu đã khô bị loãng ra, sau đó khi đệm đã ráo bớt nước thì xịt chút dầu thơm lên chỗ đã làm sạch rồi dùng quạt hong khô, hoặc mang đệm đi phơi ở nơi thoáng gió, có ánh nắng mặt trời để làm khô đệm.

Sử dụng baking soda: Cần phải chuẩn bị baking soda, giấm, máy hút bụi, khăn giấy ướt, khăn khô. Các bước thực hiện khử mùi hôi trên đệm bằng baking soda đó là:

Đầu tiên, tiến hành tháo ga bọc đệm ra, dùng khăn giấy ướt đặt lên những vết ố vàng lâu ngày do nước tiểu của bé tạo nên. Nếu là vết mới, bạn dùng khăn khô đè lên đệm để thấm hút nước tiểu. Sau đó hãy đổ baking soda lên đệm và giữ nguyên trong khoảng 2 phút.

Tiếp theo dùng máy hút bụi hút hết lượng baking soda trên còn trên đệm. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn để lau bột baking soda đi. Cuối cùng xịt giấm lên vùng đệm vừa hút baking soda đi để khử đi mùi khai này và để cho đệm được khô tự nhiên, tuyệt đối không mang đệm đi phơi trực tiếp dưới trời nắng vì sẽ khiến cho đệm mau chóng hỏng hơn.

Sau khi đệm khô hoàn toàn, thì mới bọc lại áo đệm, đối với những vết ố đã có từ lâu, hãy kiên nhẫn vệ sinh và lặp lại các bước trên 2 – 3 lần để làm đệm sạch hoàn toàn.
nguồn: vesinhdem.vn